Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Bão...

        Quê hương tôi cứ mỗi năm phải hứng chịu không biết bao nhiêu cơn bão. Ngày hôm nay lại nghe tin bão đến, một cơn bão khá lớn có tên là Nock ten đang đổ bộ vào Thanh Hóa, Nghệ An, thế là thêm một lần nữa người dân lại phải đối mặt với những trận cuồng phong của thiên nhiên, mà hậu quả để lại chắc chắn sẽ không nhỏ.
        Tôi may mắn sống trong miền nam, vùng đất hiền hòa, hiếm khi biết được cái hung dữ của bão tố, thế nhưng nổi đau thương mà người dân ở vùng bão phải hứng chịu thì tôi có thể hình dung ra được, tuy chỉ qua những tin tức tường thuật của báo đài. Tôi biết người dân nơi đó rất khổ, họ phải vật lộn với gió bão từng giờ trong cái đói rét mà không hề than vãn, vì có than vãn gì đi nữa thì theo quy luật của thiên nhiên, hàng năm bão tố vẫn cứ kéo đến, và những gì gia đình chắt chiu dành dụm, có thể trong phút chốc sẽ trở thành trắng tay bất cứ lúc nào.
        Tôi muốn cầu nguyện cho mọi người được bình an, sẽ không có những mất mát nào quá lớn, đó cũng là ước mong của hầu hết mọi người dân Việt ngay lúc này. Sự sẻ chia nào cũng đáng quý, nhưng nó chỉ thật sự quý, khi chúng ta đến với họ bằng cả tấm lòng, bằng tình  yêu thương của những đồng bào ruột thịt, đừng bao giờ lợi dụng lòng hảo tâm của người khác trên sự đau khổ của đồng bào mình./.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Thôn tính Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian, nếu…


“...Giấu mình chờ thời…” là sách lược đúng đắn, khôn ngoan mà ông Đặng để lại cho hậu lãnh đạo Trung Quốc. Giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay cho rằng Trung Quốc có đủ mọi điều kiện để tuyên bố với thế giới rằng: Đã qua rồi thời kỳ “giấu mình chờ thời”. Các hành động ngoại giao, quân sự của Trung Quốc đối xử với thế giới trong đó có Việt Nam đã chứng minh điều đó. Tham vọng quá lớn, giới lãnh đạo Trung Quốc không kiềm chế nổi. Tiếc thay họ quá vội vàng, nôn nóng.

Bài viết này tôi chỉ phản ánh khái quát mang tính chủ quan về sách lược của Trung Quốc đối với Việt Nam sau thời kỳ “giấu mình chờ thời”.


“Diễn biến hòa bình” Made in China!.


Mỹ tấn công I răc, Apganixtan… rồi gần đây Pháp, Ý tấn công Ly-bi không phải là để chiếm đất đai, mở rộng lãnh thổ mà cái họ cần đạt được là đánh đổ chế độ hiện tại, dựng lên một chính phủ mới “thân” họ, sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chiến lược kinh tế, quân sự của họ hiện tại và tương lai. Tuy nhiên việc sử dụng vũ lực chỉ khi thật cần thiết, cân nhắc tính toán hết sức kỹ lưỡng và cũng chỉ nhằm vào những quốc gia sợ chiến tranh, khả năng phản kháng của dân tộc thấp, còn thì thực hiện các “cuộc cách mạng màu” như thời gian gần đây tỏ ra vô cùng hiệu quả.

Việt Nam sau 1975 thực tế rõ ràng là có rất nhiều lực lượng thù địch hoạt động chống phá với mục đích là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, lật đổ chế độ. Việt Nam gọi đó là “Chiến lược diễn biến hòa bình”. Với sự đổi mới tư duy, đa phương hóa trong các mối quan hệ, Việt Nam đã từng bước hòa nhập vào thế giới. Những nước trước đây được coi là thù địch nay trở thành đối tác, thậm chí còn là bạn. Việt Nam sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trên thế giới. áp lực “diễn biến hòa bình” giảm hẳn, nhưng có một sức ép khác – sức ép này nằm trong chiến lược thôn tính Việt Nam vô cùng thâm hiểm mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã triển khai thực hiện từng giờ từng phút không bao giờ ngơi nghỉ. Nếu như “chiến lược diễn biến hòa bình” nhằm mục đích lật đổ chế độ, xóa bỏ Đảng Cộng SảnViệt Nam thì chiến lược thôn tính Việt Nam của Trung Quốc thâm và hiểm ở chỗ nó không lật đổ chế độ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng SảnViệt Nam mà nó thực hiện dưới một chiêu bài mà ai cũng bị lầm tưởng là cùng là quốc gia có chế độ chính trị “giống nhau” do một “Đảng Cộng Sản lãnh đạo”. Mặc dù sự khác nhau giữa hai chế độ, hai đảng giống như sự khác nhau giữa chó sói và cừu nhưng Trung Quốc “mị Việt Nam” với danh nghĩa “đồng chí”… lợi dụng tính nhân ái, nhường nhịn, hòa hiếu của dân tộc Việt Nam để chèn ép, bắt nạt, mặc cả trên xương máu người Việt Nam vì quyền lợi của dân tộc mình. Phá hoại, lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam, bắt kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc để khống chế chính trị, biến Đảng Cộng SảnViệt Nam, nhà nước, chính phủ Việt Nam thành tay sai “đồng chí tốt”, thành một công cụ pháp lý cho dã tâm bành trướng của mình.


Dùng vũ lực cũng để đạt được mục đích này, vậy cần chi phải dùng vũ lực. Đó là “chiến lược diễn biến hòa bình mang màu sắc Trung Quốc.

Điều đáng tiếc là Việt Nam luôn sợ làm tổn hại đến mối quan hệ “đồng chí, hữu nghị mà hai nước, hai đảng dày công vun đắp” nên mất cảnh giác, bị động đối phó và luôn bị bất ngờ này đến bất ngờ khác khiến phải gánh chịu những hậu quả thất thiệt.


Cài thế chiến lược diễn biến hòa bình thôn tính Việt Nam

Một điều khẳng định là Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam hùng mạnh. Trung Quốc không muốn Việt Nam thống nhất, muốn Việt Nam đánh Mỹ đến người cuối cùng để tạo cho Trung Quốc một vùng đệm an toàn. Việt Nam thống nhất, không nghe sự điều khiển của Trung Quốc là có chuyện, họ không để yên.

Năm 1979, Khơ me đỏ dưới sự chỉ đạo của quan thầy Trung Quốc sau khi “thịt” hơn 3 triệu người dân tộc mình, dùng hàng chục sư đoàn quân hiếu chiến tấn công Việt Nam ở biên giới tây nam. Thật ra mà nói nếu như không để cho bọn Pol Pôt làm loạn ở tây nam của Việt Nam thì một ông Đặng chứ 10 ông Đặng ngay cả suy nghĩ cũng không dám nghĩ đến tấn công Việt Nam. Việt Nam hầu như bỏ ngỏ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, tập trung lực lượng tiêu diệt và làm tan rã hàng chục sư đoàn tinh nhuệ, ác thú của Khơ me đỏ – thiện chiến hơn rất nhiều quân của Trung Quốc thời ông Đặng, đánh đến tận sào huyệt của chúng. Đây là điều không phải đơn giản và không phải quân đội nước nào cũng làm được chỉ trong một trận.

Việc đánh tan gọng kìm phía nam tưởng đã yên nhưng Trung Quốc đâu có từ bỏ. Căm pu chia, Lào hiện nay đang được Trung Quốc tìm mọi cách bành trướng và thôn tính để áp dao vào sườn Việt Nam. Thế trận này luôn là nguy hiểm tiềm tàng với Việt Nam.

Trong nước, Trung Quốc đã thuê đất “trồng rừng” ở những vị trí xung yếu biên giới như Lạng sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng. Tại Nghệ An họ thuê gần với đường 7, đường 8 sang Lào, những vùng như Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp được coi như phên dậu quốc gia cũng được thuê. Tại Quảng Nam họ thuê gần khu vực có đường thuận tiện lên Tây Nguyên và Căm pu chia… Bất kỳ người Việt Nam nào có chút hiểu biết về quân sự cũng đều hoảng hốt và toát mồ hôi hột. Lưu ý là những khu vực mà họ thuê thì người Việt Nam không được bén mảng vào và với cách quản lí như ông chủ tịch tỉnh Lạng Sơn tuyên bố thì… ngay cả xe tăng Trung Quốc cũng có thể ém sẵn trong khu vực “trồng rừng” của họ. Vị trí Tây Nguyên, nơi mà các nhà quân sự cho rằng ai chiếm được nó là làm chủ toàn Đông Dương thì Trung Quốc đang tìm cách đặt chân vào (khai thác bôxit).

Về kinh tế. Quả thật, đối đầu với Trung Quốc về quân sự Việt Nam không và chưa bao giờ sợ. Nhưng làm ăn kinh tế với Trung Quốc mới thật nỗi sợ. Nếu Việt Nam cảnh giác với Trung Quốc như đã từng cảnh giác với phương tây trong chiến lược diễn biến hòa bình thì không hề gì, đằng này Trung Quốc nhiều tiền, một số quan chức bộ ngành Việt Nam vì quyền lợi cục bộ, cá nhân mà coi nhẹ an ninh quốc gia.

Tính đến nay có tới 90% các công trình khai khoáng, luyện kim, dầu khí, hóa chất đều do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận. Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét về điện đã có nhiều dự án tỷ đô la rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD; điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 tỷ USD; điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD.

Vấn đề cần đặt ra là: Tại sao và Trung Quốc muốn gì?. Trước hết phải hiểu vì sao các doanh nghiệp của Trung Quốc trúng thầu, (ngoài tình “đồng chí” nên được ưu tiên ra) vì họ bỏ giá rẻ. Bỏ giá rẻ là lỗ, chẳng có doanh nghiệp nào điên khùng như thế nhưng các doanh nghiệp của Trung Quốc thì không. Miễn sao trúng thầu, còn tiền thì chính phủ Trung Quốc lo. Trúng thầu rồi thì họ làm đến đâu là quyền của họ… Việc một công trình, dự án có giá rẻ chỉ là cái lợi nhỏ nhưng cái giá mà xã hội và an ninh đất nước phải trả là quá đắt. Thứ nhất là hầu như các dự án đó có tiến độ rất ì ạch, khi hoàn thành thì vận hành gặp rất nhiều trục trặc, phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Thứ hai là họ không thuê lao động là người Việt Nam mà họ đem người Trung Quốc sang hàng ngàn người nhằm thực hiện chính sách di dân. (Liệu Anh, Pháp, Mỹ, Nhật mà trúng thầu họ có đem người họ sang không?). Ngoại trưởng Mỹ chẳng đã từng gọi Trung Quốc là thực dân ở châu Phi đó sao!. Đến đây chúng ta tự hỏi nếu như xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam thì các ngành công nghiệp quan trọng mà Trung Quốc trúng thầu có phát huy hết công suất để phục vụ cho chiến tranh hay là đóng cửa? An ninh năng lượng của Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc thì liệu Trung Quốc có “quên” không, khi chiến tranh nổ ra?...Hàng ngàn lao động phổ thông trai tráng của Trung Quốc nó sẽ làm gì trong khi chưa có chiến tranh mà đã ngỗ ngáo làm loạn lên, gây mất an ninh trật tự như ở phố Ninh Bình và một số nơi khác?

Gần đây Trung Quốc hung hăng đe dọa Việt Nam không phải là không có cơ sở. Phải chăng thế trận họ cài đã xong? Trung Quốc đã, đang tạo nên một sức ép rất lớn lên Việt Nam. Việt Nam phải đối phó với rất nhiều mũi nhọn mà Trung Quốc chĩa vào chứ không phải chỉ riêng ở Biển Đông. ở cạnh ông “hàng xóm” này giá như ta chuyển được nhà của mình đi nơi khác.



Sự kiện biển Đông - Quân cờ đi lạc nước!


Báo chí tốn rất nhiều giấy mực nói về vấn đề này (gây hấn trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam), rằng đây là phép thử của Trung Quốc với Việt Nam, các nước ASEAN, Mỹ vv…vv. Không rõ Trung Quốc rút ra được kết luận gì cho phép thử này, có điều dư luận chung đều cho rằng: “Trung Quốc dại dột đem búa thử vào tấm kính xem kính có dễ vỡ hay không?”. Đương nhiên kính có thể vỡ hoặc không, nhưng khi đã vỡ thì chẳng lành lại được bao giờ. Và hiện thực là kính đã vỡ.

Tôi cho rằng hành động của nhà cầm quyền Trung Quốc gần đây trên biển Đông đã phạm 3 sai lầm nghiêm trọng.

Một là: Kích hoạt tinh thần dân tộc của người Việt Nam – một sức mạnh khủng khiếp mà lịch sử đã ghi nhận.

Hai là: Trung Quốc đã tự vạch mặt mình trước nhân dân Việt Nam và những người hiểu biết trên toàn thế giới. Nếu như còn chút lòng tin nào của nhân dân Việt Nam với nhà cầm quyền Trung Quốc thì giờ đây lòng tin đó đã cạn. Vì đây là hành động ăn cướp trắng trợn, ngang ngược không hơn không kém mang tầm cỡ quốc gia. Tuyên bố của bộ Ngoại giao Việt Nam rằng “Trung Quốc cố tình biến khu vực không tranh chấp thành khu vực tranh chấp…” nghe qua thì đơn giản nhưng đồng bào Việt Nam hãy hình dung như sau: Bạn có một ngôi nhà trên một khu đất đắc địa đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (Như Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam mà Luật biển 1982 đã công nhận). Bạn mở một quán giải khát trong khu vườn của mình để kinh doanh nhưng rất nhiều lần bị một kẻ mặt mũi bặm trợn không rõ ở đâu đến phá (Việt Nam thăm dò khai thác tài nguyên thì bị Trung Quốc gây hấn trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế). Nó tuyên bố đất này của nó. Nó hung hăng vung gươm rút kiếm đe dọa cho bạn một bài học… Sau đó nó đề nghị, thôi không cãi nhau nữa, “gác tranh chấp, cùng khai thác”, ông một bên tôi một bên cùng mở quán. Vậy bạn có chấp nhận đề nghị của nó không? Sợ nó mà chấp nhận thì mất không đất. Bức xúc không?


Ba là: Dồn lấn Đảng Cộng SảnViệt Nam, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam (Gọi tắt là Hà Nội) đến chân tường. Hoặc là chấp nhận “gác tranh chấp cùng khai thác” nghĩa là mất chủ quyền, công nhận đường “lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc để bị dân tộc Việt Nam khai tử; hoặc là như Tổ tiên ông cha ta đã từng làm với bọn phong kiến phương Bắc. Đương nhiên Hà Nội sẽ đứng lên như Tổ tiên ông cha – là điều Trung Quốc không muốn.


Muốn thôn tính một quốc gia khác mà mắc phải một trong ba sai lầm này thôi thì cũng đủ phá sản. Vì đây là sai lầm mang tính chiến lược, chứng tỏ Trung Quốc đã nóng vội, đi quá đà. Phải chăng đường lối đối ngoại của Trung Quốc đều do những cái đầu nóng trong giới quân sự chi phối? May thay, Trung Quốc không mạnh như Mỹ, tiềm lực quân sự không mạnh như Mỹ (đây cũng là điều mà ông Lưu Á Châu cũng cho là may thay) chứ nếu như … họ có thể “bỏ Paris vào trong cái lọ”.


Thế đứng Việt Nam khi gần lửa.

Điều trước tiên là phải xác định đúng kẻ luôn căm thù, chơi xấu ta. Thời gian trôi đi, ai cũng có thể thay đổi, ngay như quan hệ của Mỹ – Việt Nam, dù Mỹ đã gây nên bao đau thương tang tóc cho Việt Nam trong thời gian gần đây nhất thì bây giờ là đối tác, sẵn sàng là bạn của nhau. Thế nhưng Trung Quốc đối với Việt Nam vẫn không bao giờ thay đổi, có chăng là thay đổi của Việt Nam mà thôi. Việt Nam đặt quá lòng tin vào Trung Quốc. Bây giờ thì… đã rõ. Tuy nhiên trong thời đại toàn cầu hóa, thì vẫn phải quan hệ mọi mặt từ kinh tế, xã hội và ngay cả quân sự. Nhưng quan hệ đó phải trên nguyên tắc bất di bất dịch là: Cái gì đôi bên cùng có lợi mà không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì làm. Còn có lợi lớn mấy chăng nữa mà có nguy cơ đến an ninh quốc gia thì không. (Chẳng hạn như chuyện khai thác bôxit ở Tây Nguyên. Rõ ràng việc khai thác là cần thiết không bàn cãi, nhưng ai là chủ thầu mới quan trọng. Với tôi, ai cũng được, trừ Trung Quốc.) Muốn vậy phải có một bộ phận gồm những chuyên gia quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội giỏi nhất để nghiên cứu mối quan hệ này thật thấu đáo, phát hiện kịp thời và có quyền dừng ngay tức khắc, không để họ cài thế, chơi xấu với ta.

Điều thứ hai là chọn bạn mà chơi. Quả thật Việt Nam ta nằm ở một vị trí mà có thể kết bạn với ai cũng dễ, ai cũng muốn kết bạn với mình. Rất dễ hiểu vì nếu là bạn thì họ sẽ có nhiều quyền lợi ở Việt Nam. Vấn đề chính là ta phải như thế nào để Nga, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản là bạn. Có bạn ta không đơn độc. Trung Quốc cảnh báo, hù dọa ta rằng: “Nước xa không cứu được lửa gần”, chứng tỏ họ tỏ ra run sợ khi Việt Nam có nhiều bạn. Việt Nam đâu phải là “sân sau” của Trung Quốc, đúng không?. Khi đã có “nước” rồi, dù xa thì ta vẫn yên tâm sẵn sàng dùng “lửa dập lửa”.

Tiếp theo là muốn có “lửa mà dập lửa” thì tăng cường quốc phòng. Mua sắm vũ khí tối tân hiện đại. Phải tính toán lựa chọn loại vũ khí nào phù hợp với lối đánh Việt Nam. Xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng có khả năng cải tiến vũ khí đáp ứng kịp thời những chiến thuật độc đáo khi tác chiến cần thiết.

Cuối cùng là phải đoàn kết, bình tĩnh, sáng suốt, tự tin. Làm hết sức mình có thể để không xảy ra chiến tranh, nhưng khi chiến tranh xảy ra thì không sợ.


Lê Ngọc Thống

Nguồn:
http://viet-studies.info



Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Huyền Thoại Marilyn Monroe






Hôm 15/7, một tác phẩm điêu khắc dựng lên ngay trước trụ sở Tòa án Pioneer (Chicago, Mỹ)Tác phẩm mang tên Forever Marilyn được nghệ sĩ người Mỹ Seward Johnson làm từ hơn 15 tấn thép và nhôm không rỉ, lấy cảm hứng từ chính cảnh cô đào bốc lửa Marilyn Monroe bị tốc váy khi đi qua chiếc hầm thông gió tại một ga tàu điện ngầm ở New York, trong bộ phim kinh điển The Seven Year Itch (năm 1955)


Đặc biệt, phần khuôn mặt của bức tượng được Seward Johnson tạo hình thành công tới mức người xem có thể cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp diệu kỳ trong ánh mắt, nụ cười, đôi môi ngọt ngào… của Marilyn Monroe, mặc dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua từ sau cái chết của ngôi sao điện ảnh này.


Theo Reuters, Seward Johnson đã mất khá nhiều thời gian mới có thể giữ lại nguyên vẹn sự “phối hợp ăn ý” giữa cơn gió lộng với chiếc đầm trắng mềm mỏng, từ đó phơi bày đôi chân trần tuyệt đẹp của Marilyn Monroe.











Nguồn: http://hoithaoqtsc.blogspot.com/


Hậu Nguyễn Trí Đức


Mình viết cái này với tâm trạng thật tệ, đó là mình cười âm ỉ. Đáng ra sau cái chuyện cậu Đức bị anh Minh an ninh đạp mấy cái vào mặt, trong khi cậu bị bốn gã tóm tay tóm chân. Cảnh như thế ai mà chả phẫn nộ, cười sao được.


Thế nên mới bảo thật tệ là mình cứ cười tủm tỉm.

Nhưng lúc trước thì mình phẫn uất lắm, mãi đến hôm nay mới cười được.

Chả là tính mình hay quan sát, mấy lần mình đi biểu tình đều thấy Nguyễn Trí Đức, lần cậu Đức và thằng Tiến Nam đứng cạnh anh an ninh, hai thằng ba hoa về chủ quyền, về biển đảo, anh an ninh đeo kính trắng chỉ ầm ừ. Thằng Tiến Nam thấy đàn gảy tai trâu rồi, nó chuồn ra đám đông hô Hoàng Sa- Trường Sa.


Anh an ninh áo phông trắng, quần sóc đen, đi xăng đan đeo kính trắng

Còn cậu Trí Đức vẫn hồn nhiên lý lẽ về chủ quyền, rồi cậu còn lớn tiếng là đi biểu tình thế này là đúng đắn, là bảo vệ chính quyền, giúp đỡ chính phủ trong việc đối thoại. Công an tốt phải có trách nhiệm bảo vệ người biểu tình chống Trung Quốc. Hình như cậu ta cũng đéo cần biết ai là an ninh, ai là dân, cứ nói tuốt tuột là đã rồi. Anh an ninh nghe chừng mỏi tai quá, anh bèn lảng đi chỗ khác.

Đức Trí nhà ta lầm lì đi theo đoàn, lúc sau gặp một lão áo trắng trông rất giống Tàu đang quay phi, dí máy quay vào mặt Trí Đức. Thế là Đức hằm hè bảo mày là thằng Tàu, đúng mày là Tàu, quay kiểu gì mà dí vào mặt tao thế, định làm trò gì.


Áo trắng quần ka ki vàng, giầy vàng đi cạnh Lê Dũng

Đức gí mặt gườm lão ý, lão đấy nói lắp bắp.

Đi cứ việc đi, sao cứ phải hỏi ?

Mình đi cạnh, nói chen vào.

- Ối thằng này nói tiếng Việt sõi thế.

Đức chỉ mặt lão này, nói quả quyết.

Mày đúng Tầu, để tao gọi công an xử lý mày

Đang đôi co thế thì bất chợt ồn ào chuyện thằng Tiến Nam bị bắt. Trí Đức hỏi mình

Bắt ai thế nhỉ ?

Mình nói

Bắt cái thằng đeo ba lô, đeo kính trắng đi cùng cậu đấy.
Trí Đức phẩy tay

À cái thằng Nguyễn Tiến Nam, cho chết, ai bảo đi với bọn dân chủ.

Nhưng lúc đó mọi người không cần nghe Đức nói, ùa hết đi giải cứu binh nhì Nguyễn Tiến Nam. Mình thấy lạ lùng, rõ hai thằng đi với nhau, thế nào lúc Nam bị dính, Đức lại thái độ thế.

Mình để ý thêm về Đức, hóa ra Đức là một người yêu Đảng, yêu chính phủ cực kỳ. Cậu tin  tất cả những ai bị Đảng và Nhà Nước  bắt đều là đáng tội hết. Kể cả những người phản đối Trung Quốc mà bị bắt Đức cũng cho rằng phải thế nào mới bị Nhà Nước đối xử thế, còn đại khái như Đức đây, công khai,đường hoàng thế thì ai động vào. Đến thằng bạn Nguyễn Tiến Nam bị ''dính'' Đức còn thái độ không nhân nhượng, lập trường kiên quyết là vậy.


Ở góc bên trái Đức đi cùng an an ninh đeo kính trắng nói chuyện. 

Bởi thế có lần đoàn tuần hành đi qua nhà Cù Huy Hà Vũ, đứng lại, Đức bảo đứng ở nhà này làm đéo gì, đi thôi. Thỉnh thoảng Đức còn mẫn cán đứng quan sát hộ an ninh xem có thành phần nào lợi dụng việc biểu tình phản đối Trung Quốc để đòi dân chủ này nọ không.?

Rút cục là ông trời thế nào, lại run rủi để anh Minh an ninh lấy chân đạp vào mặt Đức mấy phát. Đời oái ăm là thế. Ông trời cũng khéo lựa chọn. Một người yêu nước kiểu Hồng Vệ Binh, tấm lòng trung trinh, son sắt, một lòng tin vào Đảng, Nhà Nước, Chính Quyền mà lại nỡ bị đối xử như vậy.

Nhưng gạt qua mọi thứ bên lề, thì Nguyễn Trí Đức vẫn là người tha thiết với chủ quyền đất nước, với lãnh thổ của quê hương. Trong anh, tình cảm đó cực kỳ mãnh liệt, hầu như không có buổi nào anh không miệt mài đi chung với đoàn người để biểu lộ lòng yêu nước. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị hình ảnh Nguyễn Trí Đức ngửa mặt nhận cái đạp tàn nhẫn, thô bạo của anh Minh.


Một người như Nguyễn Trí Đức mà còn bị như vậy, thật chả biết nói sao nữa.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Chúng ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo. Trừ…



Rõ rồi nhé.


Rõ mồn một nhé.
Người Việt trấn áp người Việt nhé.
Người Việt đánh đập người Việt nhé
Vì tội tày trời : chống bọn cướp của giết người
Mang tên : BẠN.
Mang tên China.

Rõ rồi nhé.
Nhưng…
Dù gì cũng phải khen một câu
Cái gì cũng tù mù
Nhưng
Trấn áp
Thì công khai.
Bóp cổ , khiêng vác , chửi thề , đánh nóng , đánh nguội
Thì
Rất minh bạch.


Hỡi những người anh em


Đánh đồng bào mình có vui không ?
Bắt đồng bào mình có sướng không ?

Rong tảo Hoàng Sa không xanh nữa
San hô Hoàng Sa đỏ màu máu
Từ một chín bảy tư
Lạng Sơn những rừng đào linh hiển
Hoa cũng đỏ lừ.
Chúng ta
Những con người yêu nước bé mọn
Nhưng không khiếp nhược
cười đau đớn
cười ứa máu mép
cười chảy máu mồm
thở lên vòm trời làn hơi u uất
Giữa nắng mặt trời
Ngày
Chủ nhật
Não nề
Không thể
Não nề
Hơn.


Ta biết những thằng thái thú
Có đủ lý do ăn mừng
Rượu Mao đài tưới xuống
Biển Đông…
Nhưng chúng ta sẽ nói trong vị mặn của máu
Như vị mặn của máu ngư dân
Ta sẽ sẻ chia cùng đồng bào chén cơm manh áo
Từng chiếc thuyền nan
Nhưng …
Điều này là chắc chắn.
Một – tấc – biển – Đông
Cũng
Không!

Chủ nhật 17 tháng 7- 2011