Các chuyên gia Ấn Độ đã tìm thấy 5 căn phòng trong ngôi đền Sree Padmanabhaswamy. Ban đầu họ không biết những gì ẩn đằng sau căn phòng thứ 6 được bảo vệ bằng một cánh cửa sắt. Khi cánh cửa sắt được mở thì kho báu lộ ra làm cho mọi người kinh ngạc. Căn phòng này cất dấu những hiện vật bằng đá quý, tiền bằng vàng và những bức tượng bằng kim loại quý…
Kho báu này đã được cất dấu khoảng 1 thế kỷ, nằm phía dưới khu đền Sree Padmanabhaswamy,thuộc tỉnh Kerala, được phát hiện vào cuối tháng 6 vừa qua…
Các chuyên gia, các nhà khoa học và đại diện Tòa án tối cao ở Ấn Độ đã vào xem xét 5 căn phòng bí mật này, đã nghiên cứu 500 kg đồng tiền vàng, những bức tượng bằng vàng cân được 30 kg, 6 túi đá đựng ngọc và đá quý…
Khi tới căn phòng thứ 6 thì các chuyên gia đã gặp khó khăn bởi nó được bảo vệ bằng một cánh cửa sắt… Cảnh sát đã được phái đến để chứng kiến, sử dụng máy quay video để bảo vệ việc mở cửa căn phòng này và đảm bảo nội bất xuất ngoại bất nhập. Căn phòng thứ 6 là nơi cất giữ những đồ vật quý báu nhất…Theo các dấu tích trên hiện vật thì căn phòng này được mở cửa lần cuối cùng cách đây 136 năm…
Triệu hay tỷ EURO ?
Triệu hay tỷ EURO ?
Của cải nằm trong 5 căn phòng bí mật này có giá trị lớn hơn nhiều so với ngân sách hàng năm của Ân Độ cấp cho ngành giáo dục, đó là thông tin do nhật báo Anh The Guardian" cho biết. Hiện nay chưa thể có con số cuối cùng để định giá kho báu này bởi những giá trị văn hóa, lịch sử của nó. Theo các chuyên gia thì giá trị tài sản của kho báu này khoảng từ 25 tới 900 tỷ rupi tương đương với khoảng từ 345 triệu tới 14 tỷ EURO…
Ngôi đền lưu giữ những tài sản quý của Hoàng triều Travancore
Ngôi đền Sree Padmanabhaswamy được xây dựng vào thế kỷ XVI do các ông vua cai trị vùng Travancore xây. Theo truyền thuyết được BBC News cho biết: những ông vua của vùng Travancore có thói quen chôn cất những đồ quý báu dưới ngôi đền. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, ngôi đền Sree Padmanabhaswamy được giao giao cho gia đình hoàng gia Travancore trông giữ. Vào lúc đó, Hoàng cung Travancore đã sát nhập với nhà nước của Hoàng tử Cochin, để trở thành tỉnh Kerala – tên tỉnh này lưu giữ cho đến ngày hôm nay…
Ngôi đền Sree Padmanabhaswamy được xây dựng vào thế kỷ XVI do các ông vua cai trị vùng Travancore xây. Theo truyền thuyết được BBC News cho biết: những ông vua của vùng Travancore có thói quen chôn cất những đồ quý báu dưới ngôi đền. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, ngôi đền Sree Padmanabhaswamy được giao giao cho gia đình hoàng gia Travancore trông giữ. Vào lúc đó, Hoàng cung Travancore đã sát nhập với nhà nước của Hoàng tử Cochin, để trở thành tỉnh Kerala – tên tỉnh này lưu giữ cho đến ngày hôm nay…
Sau khi kho báu được phát hiện, Tòa án tối cao đã quyết định chuyển kho báu này vào sở hữu nhà nước và cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ…
Hiện nay Maharajah (tên gọi các hoàng tử Ấn Độ), Utharad Thirunaal Marthanda Varma, là người cai quản ngôi đền Sree Padmanabhaswamy đã không tán thành với quyết định này. Hoàng tử Varma cho rằng ông mới là người toàn quyền sở hữu kho báu này theo một đạo luật được ban hành sau khi Ấn Độ giành được độc lập. Luật này đã cho phép con cháu của Hoàng triều Travancore được quyền thừa kế di sản ngôi đền này.
Tòa thượng thẩm Ân Độ đã bác yêu cầu đòi hỏi của Utharad Thirunaal Marthanda Varma, Tòa cho rằng: Đối với Ấn Độ ngày nay, các maharajahii không được quyền có luật pháp riêng, họ bình đẳng như bao công dân khác…
Giá trị của Ngôi đền Vishnu
Sree Padmanabhaswamy là một ngôi đền Hindu được hoàng triều Travancore xây dựng để thờ vị thần Vishnu. Ngôi đền này là một trong 108 ngôi đền thờ Thần Vishnu được viết trong cuốn sách thần của Tamil Azhvars.
Kho báu của ngôi đền có khả năng đạt tới giá trị 14 tỷ EURO…Đây vẫn chỉ là con số ước tính…
Giá trị của Ngôi đền Vishnu
Sree Padmanabhaswamy là một ngôi đền Hindu được hoàng triều Travancore xây dựng để thờ vị thần Vishnu. Ngôi đền này là một trong 108 ngôi đền thờ Thần Vishnu được viết trong cuốn sách thần của Tamil Azhvars.
Kho báu của ngôi đền có khả năng đạt tới giá trị 14 tỷ EURO…Đây vẫn chỉ là con số ước tính…
P.V.Đ. sưu tầm và dịch
Nguồn: Blog Phạm Viết Đào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét